Công ty Cổ phần mía đường Cao Bằng

Phương châm định hướng

Công ty cổ phần Mía Đường Cao Bằng có trụ sở và vùng nguyên liệu Nằm ở vùng miền núi phía Đông- Bắc của Tổ Quốc.  Là doanh Quá trình nghiệp sản xuất mía đường Nông dân trồng mía đa số là dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Công ty đã góp phần đáng kể cho việc ổn định an ninh xã hội vùng biên giới, xoá đói giảm nghèo của địa phương. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hình thành vùng sản xuất hàng hóa của địa phương. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng được khái quát trong 4 giai đoạn như sau: 

Giai đoạn 1 (1996-1997) – Đầu tư Xây dựng

          Công ty Cổ phần mía đường Cao Bằng tiền thân là Công ty mía đường Cao Bằng, được thành lập theo quyết định số 584/UB-QĐ-DN ngày 08/7/1996 của tỉnh UBND Cao Bằng với nhiệm vụ chính là sản xuất đường từ mía.

- Ngày 14/04/1996, nhà máy được khởi công xây dựng

- Tổng diện tích 81.263 m2 trong đó diện tích xây dựng nhà máy chế biến đường là 45000m2. Tại địa điểm  xã Tà Lùng, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng (nay là thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hoà).

- Ngày 15/12/1997, nhà máy xây dựng hoàn thành và hoạt động thử nghiệm.

- Đến ngày 20/01/1998 lễ khánh thành nhà máy được tổ chức và đưa vào hoạt động chính thức với

- Hệ thống thiết bị có công suất thiết kế là 700 tấn mía cây/ngày.

- Diện tích vùng nguyên liệu mía nằm trên 13 xã của huyện quảng hòa gồm: Tà lùng, đại sơn, Cách linh, Lương thiện, Mỹ hưng, Hồng Đại, Hồng Quang, Hạnh phúc, Chí thảo, Tự do, Ngọc Động, Hồng Định.

          Công ty mía đường Cao Bằng ra đời trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội của địa phương là vùng biên giới còn thấp kém. Sau chiến tranh biên giới năm 1979 dân cư phân tán, đất đai bị bỏ hoang hoá. Tình hình an ninh trật tự xã hội không ổn định, kinh tế không phát triển sản xuất manh mún tự cung tự cấp. Sự ra đời của công ty mía đường Cao Bằng đã góp phần từng bước ổn định xã hội vùng biên giới, phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương. Dân cư bỏ quê hương trong chiến tranh dần quay trở lại, ruộng đất được phục hoá, thu hút và ổn định bộ phận lớn lao động nông nghiệp nhờ trồng mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy.

          Khởi đầu xây dựng nhà máy và vùng nguyên liệu nên công ty còn gặp nhiều khó khăn, diện tích mía năm 1997 mới đạt 800 ha, sản lượng mía mới đạt 34000 tấn/

Ban lãnh đạo giai đoạn này gồm:

Ông: Nông Văn Páo

Giám đốc

Ông: Nông Văn Quảng

Phó GĐ phụ trách sản xuất

Ông: Lãnh Danh Gia

Phó GĐ phụ trách phát triển vùng nguyên liệu

 

  * Giai đoạn 2 (1998-2004) – Sản xuất kinh doanh công ty nhà nước:

Giai đoạn này công ty Tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía và sản xuất chế biến kết quả giai đoạn này như sau:

- Đã có 2.352 hộ trong 19 xã của 03 huyện tham gia trồng mía: Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch an.

- Diện tích mía lên 1.700 ha,

- Năng suất bình quân đạt 39,3 tấn/ha

- Sản lượng mía bình quân đạt 66.035 tấn/năm.

- Sản lượng đường hàng năm đạt 6.900 tấn,

- Doanh thu 26,56 tỷ/năm và bình quân hàng năm nộp ngân sách 1,26 tỷ đồng.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đủ cho các cương vị dây chuyền sản xuất cũng được công ty chú trọng.

          Do những năm đầu mới thành lập, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan  như: năng lực quản lý còn hạn chế, trình độ tay nghề của công nhân còn non yếu, sản lượng mía chưa đáp ứng công suất của nhà máy...Lãnh đạo của công ty có thay đổi nhiều, thời gian ngắn, quản lý sản xuất thiếu hiệu quả. Nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kém hiệu quả, lỗ luỹ kế càng năm càng tăng, đời sống CBCNV còn gặp nhiều khó khăn, bộ máy lãnh đạo giai đoạn này cũng thường xuyên thay đổi, luân chuyển sang cơ quan khác.

Ban Lãnh đạo giai đoạn này bao gồm.

1.Nông Văn Páo – Giám đốc

2.Nguyễn Đình Chương – Giám Đốc

3.Nông Mạnh Hùng – Giám đốc

4.Nông Văn Quảng – Phó Giám đốc

5.Huỳnh Văn Nam – Phó Giám Đốc

6.Chu Đức Ngọc – Phó Giám đốc

7.Nông Văn Lạc – Phó Giám đốc

  * Giai đoạn 3 (2004-2006) – Cổ phần Hóa doanh nghiệp nhà nước:

           Thực hiện chủ trương của nhà nước nói chung và lãnh đạo tỉnh Cao Bằng nói riêng từTháng 9 năm 2004. Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng tiến hành làm các hồ sơ để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với công ty mía đường Cao Bằng. như xác định giá trị doanh nghiệp, xác nhận khoanh, giãn nợ tiền vay, lập phương án cổ phần hóa, xây dựng điều lệ hoạt đông công ty cổ phần, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần… đã được UBND tỉnh phê duyệt cổ phần hóa năm 2015. Từ năm 2016 Công ty đã hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. đây là giai đoạn giao thời nên hoạt đông SXKD của công ty cũng gặp nhiều khó khăn thể hiện kết quả như sau:

-Vùng nguyên liệu bao Gồm 04 huyện, 26 xã, 150 xóm.

-  Diện tích (BQ/năm): 1.538,48 ha

- Năng suất (BQ/năm): 44,2 tấn/ha

-  Sản lượng mía (BQ/năm): 66,93 tấn/ha

- Sản lượng đường (BQ/năm): 6.833 tấn

- Doanh thu(BQ/năm): 41,714 tỷ đồng

- Nộp ngân sách (BQ/năm): 141,441 triệu đồng

- Lao động 330 lao động

Ban  lãnh đạo giai đoạn này:

1.Ông Nông Văn Lac – Giám Đốc

2.Ông Ma Trung Lập – Phó Giám đốc

 

* Giai đoạn 4 từ 2006 đến nay – Công ty cổ phần:

          Thực hiện Quyết định số 28/CP của Chính phủ, UBND tỉnh có Quyết định số 2260/QĐ-UBND về việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Ngày 26/1/2006, Công ty đã tiến hành Đại hội cổ đông sáng lập Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng. Từ ngày 01/01/206. Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Đây là bước chuyển đổi mang tính bước ngoặt lớn đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tư duy cũng như trong quan hệ sản xuất, quyết định tới việc tính toán lại phương án SXKD của công ty. Ngay sau khi cổ phần hoá, công ty đã sắp xếp lại tổ chức lao động, tập trung quan tâm mở rộng vùng nguyên liệu bằng một loạt các chính sách thu mua và đầu tư, như: Chính sách giá thu mua phù hợp thị trường; hỗ trợ phân bón, mía giống, máy cày nhỏ cho nông dân vay không tính lãi; hỗ trợ chênh lệch giá mía giống và cước vận chuyển mía giống ; trợ giá vôi bột, màng phủ ni lông; hỗ trợ giống đỗ tương để trồng luân canh. Vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng mía, đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng cây mía do vậy,

Đối với vùng nguyên liệu diện tích và sản lượng mía nguyên liệu ngày càng tăng, diện tích bình quân 2.190 ha/năm, Năm cao nhất diện tích mía đã đạt 3.349 ha. sản lượng mía BQ đạt trên 126 tấn/năm  năm cao nhât vụ ép 2013-2014 đạt 201 ngàn tấn. Năng suất mía bình quân đạt khoảng 56 đến 60 tấn /ha năm cao nhất đã đạt được 70 tấn /ha,  diện tích mía được qui hoạch là 4.200 ha, với số nông hộ tham gia trồng mía là 6 ngàn hộ.

Đối với dây truyền sản xuất Để tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất tổng thu hồi, giảm tỷ lệ mía/đường, hạ chi phí giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã liên tục triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp máy móc thiết bị dây chuyền chế biến từ công suất ban đầu 700 tấn mía/ ngày lên 1.000 tấn mía/ ngày (năm 2010), 1.200 tấn mía/ngày (năm 2012) và 1.700 tấn mía/ngày (năm 2013). Theo kế hoạch, công ty sẽ tiếp tục hoàn đầu tư để đạt công suất 1.800 tấn mía/ngày trong thời gian tới.

Ngoai ra  công ty còn  tổ chức nhiều dịp cho CBCNV đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tại một số nhà máy đường trong nước và nước bạn (Trung Quốc) để tìm ra cách làm hiệu quả nhất áp dụng phù hợp với hoạt động SXKH thực tiễn tại công ty.

Hiện nay, tổng số lao động toàn Công ty là: 360 lao động. Hàng năm, công ty sản xuất được 18 đến 20 ngàn tấn đường, doanh thu bình quân đạt từ 200 tỷ đến 250 tỷ đồng và nộp ngân sách khoảng 7 tỷ đến 12 tỷ đồng mỗi năm.

          Năm 2007, công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, từ năm 2008 đến nay chuyển sang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Việc kiên trì thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở công bố áp dụng. Xác định đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu là bước quan trọng tạo dựng vị thế và củng cố uy tín của doanh nghiệp, năm 2013 công ty được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu CABASU cho sản phẩm đường kính trắng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Thương hiệu sản phẩm đường kính trắng của Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng được thị trường chấp thuận, tin dùng và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước.

          Có thể nói, từ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ, bằng những nỗ lực vượt bậc của ban Lãnh đạo cùng sự đoàn kết đồng thuận của tập thể CBCNV, Công ty cổ phần mía đường không những đã đứng vững mà còn từng bước ổn định, sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả. Đời sống tinh thần và vật chất của CBCNV ngày càng nâng cao. Sự ra đời và phát triển của Công ty cũng đã tạo công ăn việc làm cho 6000 hộ lao động nông nghiệp trong vùng trồng mía. Bộ mặt nông thôn thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên.    

          Với những cố gắng, nỗ lựccủa mình, Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng đã đạt nhiều thành tích được các cấp, ngành tuyên dương, khen thưởng. Sản phẩm đường kính trắng của công ty đã đạt Huy chương Đồng tại Hội chợ quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam năm 2000, được bình chọn là "Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2012", đạt giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN năm 2012" và đạt danh hiệu "Thực phẩm Việt vì sức khoẻ Việt năm 2012" do người tiêu dùng bình chọn.

          Có được những kết quả trên, không chỉ có sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty mà còn là sự quan tâm, tạo điều kiện và ủng hộ tích cực của các cấp chính quyền địa phương, các hộ trồng mía. Đây chính là động lực giúp cho công ty có thêm cơ hội để khẳng định vị thế của mình, tiếp tục vươn lên, gặt hái được nhiều thành tích cao hơn nữa trong thời gian tới.

 

Ba lãnh đạo gồm:

 

Ông Nông Văn Lạc

Tổng giám đốc

Ông Ma Trung Lập

Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật

Bà Nông Thị Nậu

Phó Tổng giám đốc phụ trách nguyên liệu